Archives
Những người đạt kết quả IELTS cao phải luyện tập nhiều bài thi mẫu trong vài tháng trước khi thi thật. Thông thường, họ làm một đề thi thử mỗi ngày.
Để thành công trong kỳ thi IELTS, chìa khóa là sự luyện tập. Bạn đừng mơ có thể đạt được thứ gì mà không có sự nỗ lực. Bạn cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm của người đi trước để rút ra cho mình cách thức ôn luyện hiệu quả và làm tốt bài thi thật. Dưới đây là một vài bí quyết để giành điểm 7 trong bài thi nghe IELTS.
Nghe được coi là kỹ năng khó cải thiện nhất, thậm chí là điểm yếu với hầu hết người học. Để tăng khả năng nghe, không có cách nào khác là thực hành mỗi ngày, càng nhiều càng tốt.
Phần lớn người Việt Nam gặp vấn đề với kỹ năng nghe do phát âm sai. Nắm vững cách phát âm và cách nói của người bản xứ là chìa khóa quan trọng để cải thiện khả năng nghe một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn cần luyện nghe tiếng Anh thật nhiều.
Có rất nhiều kênh tiếng Anh bạn có thể luyện tập nghe hiểu. Nếu gặp khó khăn trong việc nghe và hiểu nội dung trên những kênh phổ biến, có lẽ bạn cần học thêm từ vựng hàng ngày và cố gắng luyện tập vài cuốn sách luyện nghe cơ bản. Điều quan trọng ở đây là bắt được nội dung chính. Miễn là bạn vẫn hiểu họ đang nói gì, không nhất thiết phải nghe được hết từng từ.
Nghe các tài liệu tiếng Anh nói chậm là một cách bạn có thể chiêm nghiệm lại vốn phát âm tiếng Anh của mình, và điều chỉnh cho chính xác. Do đó, đây cũng là cách tuyệt vời để chuẩn bị cho phần thi nói.
Tuy nhiên, bạn nên tránh kênh BBC. Không có gì bạn có thể học được từ BBC. Nếu trình độ tiếng Anh của bạn đủ để hiểu BBC, điểm nghe của bạn chắc hẳn đã vượt xa mức 7.0 rồi. BBC hoàn toàn không phù hợp với trình độ của người mới.
Khi làm bài thi nghe, bạn cần nắm bắt được những ý chính. Tuy nhiên, khi luyện tập, bạn phải tập nghe càng chi tiết càng tốt. Ý chính sẽ giúp bạn xác định được những từ khóa và tập trung vào những phần quan trọng.
Đôi khi, rất nhiều thông tin gây nhiễu khiến bạn bối rối và không bắt được từ khóa. Vì vậy, nghe được càng chi tiết sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là thông tin gây nhiễu và đâu là thông tin đúng cho câu hỏi trong đề bài. Bạn cũng nên quan tâm đến trọng âm và ngữ điệu vì chúng cũng rất hữu ích.
Nhìn chung, chìa khóa thành công là bạn nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Chữ Y có ba cách phát âm là /j/, /aɪ/ và /ɪ/. Tuy có tới ba cách phát âm khác nhau, nhưng không quá khó nhớ khi ta để ý kỹ những chữ đứng trước và đứng sau nó.
Thông thường chữ Y được phát âm như một phụ âm, đó là /j/. Âm /j/ rất nhiều người Việt phát âm nhầm thành /z/ hay /i:/, nhưng thực chất thì không phải vậy.
Nếu chưa biết cách phát âm âm /j/, bạn nên tìm hiểu các hướng dẫn phát âm âm này trên Youtube hoặc các phần mềm dạy phát âm chuyên nghiệp để học một cách trực quan hơn.
Dưới đây là ba cách phát âm đầy đủ của chữ Y với các ví dụ cụ thể:
Chữ Y thường được đọc là /j/
1. beyond/biˈjɑːnd/ (adv) vượt quá
2. yard /jɑːrd/ (n) sân
3. yawn/jɑːn/ (v) ngáp
4. year/jɪr/ (n) năm
5. yellow /ˈjeləʊ/ (n) màu vàng
6. yes /jes/ (adv) có
7. yet /jet/ (adv) chưa
8. yield /jiːld/ (n) năng suất, sản lượng
9. yoga /ˈjəʊgə/ (n) yoga
10. yummy /ˈjʌmi/ (adj) ngon
Chữ Y còn được đọc là /aɪ/ khi nó đứng trước chữ pe, ph và sau fl, tr
1. hype /haɪp/ (n) sự thổi phồng
2. type /taɪp/ (n) loại
3. typewriter /ˈtaɪpˌraɪtər/ (n) người đánh máy
4. hyphen /ˈhaɪfən/ (n) dấu nối
5. typhoon /taɪˈfuːn/ (n) trận bão
6. typhus /ˈtaɪfəs/ (n) bệnh sốt Rickettsia
7. fly /flaɪ/ (v) bay
8. try /traɪ/ (v) cố gắng
Chữ Y còn được đọc là /ɪ/ khi nó đứng trước st, pi
1. crystal /ˈkrɪstəl/ (n) pha lê
2. tryst /trɪst/ (v) hẹn hò
3. typical /ˈtɪpɪkəl/ (adj) tiêu biểu, điển hình
"Đề thi THPT quốc gia môn tiếng Anh đã hướng tới mức độ bài thi đánh giá kỹ năng và sự thành thạo tiếng Anh chứ không còn quẩn quanh ở mức độ kiểm tra kiến thức tiếng Anh rời rạc", thầy Nguyễn Anh Đức nhận xét.
Đề thi tiếng Anh năm nay khá tốt, vừa giúp học sinh thi tốt nghiệp đạt điểm trung bình khi hỏi về kiến thức ngữ pháp căn bản, nhưng cũng lại có tính phân loại để tìm ra được học sinh giỏi tiếng Anh. Các trường đại học dựa vào kết quả bài thi sẽ chọn được học sinh giỏi tiếng Anh thật sự.
Đề thi này được xây dựng có tính toán tỉ mỉ về ý đồ phân loại kiến thức, đã hướng tới mức độ bài thi đánh giá kỹ năng và sự thành thạo tiếng Anh chứ không còn quẩn quanh ở mức độ kiểm tra kiến thức tiếng Anh rời rạc.
Đối với học sinh có trình độ trung bình và chỉ thi tiếng Anh như môn tốt nghiệp, bài thi có một tỷ lệ phù hợp những câu hỏi dễ, đảm bảo học sinh học đúng, đủ chương trình phổ thông sẽ làm được và đạt điểm trung bình.
Thầy giáo Nguyễn Anh Đức.
|
Mục tiêu của đề thi còn là để làm cơ sở xét tuyển vào đại học. Nên với một bài thi kéo dài 90 phút, với 64 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi viết trong đó có một câu đòi hỏi viết tự luận với một đoạn văn dài 140 từ, thì thực sự chỉ có những học sinh thành thạo tiếng Anh mới có thể đạt từ điểm 8 trở lên. Vì khi để ý kỹ vào các câu hỏi trắc nghiệm thì tỷ lệ những câu hỏi ngữ pháp máy móc còn khá ít, những câu hỏi thiên về đánh giá sự thành thạo tiếng Anh tăng cao. Ví dụ việc tập trung câu hỏi vào các cụm từ kết hợp tự nhiên (collocations), thành ngữ (idioms), như: pay a visit (thực hiện chuyến thăm - câu 15, mã đề 259), hay make room for (dành chỗ cho - âu 23, mã đề 259)... thì sẽ tìm được học sinh giỏi.
Tôi phải nhấn mạnh rằng việc đưa các cụm từ vào bài thi là một điều rất cần thiết chứ không phải là đánh đố học sinh. Vì sự thực việc sử dụng thành thạo các cụm từ là tiêu chí kiểm tra của các bài thi tiếng Anh quốc tế như IELTS hay TOEFL, trong đó những thí sinh càng biết nhiều cụm từ, sử dụng đúng trong tình huống thì càng được đánh giá cao.
Bên cạnh đó, 2 bài đọc với 20 câu hỏi và mức độ khó của nội dung bài đọc tương đương trình độ B2, cũng là một lựa chọn khoa học của người ra đề. Vì tốc độ đọc tài liệu và xử lý ngôn ngữ tốt trong thời gian ngắn là một tiêu chí rõ ràng để đánh giá sự thành thạo tiếng Anh.
Các em không nên than vãn về độ dài và độ khó của bài đọc. Vì trong thực tế, các em sẽ còn phải đọc nhiều tài liệu tiếng Anh với độ dài lớn hơn, và ngôn ngữ phức tạp hơn nữa. Và mục đích của học tiếng Anh là dùng được trong cuộc sống chứ không phải để bàn luận về độ ngắn hay dài, khó hay dễ của các bài đọc.
Nếu đề thi tăng cường thêm một bài đọc nhỏ nữa với mức độ khó cao hơn cả về từ vựng và câu hỏi, thì tôi tin chắc việc phân loại học sinh giỏi sẽ còn tốt hơn nữa. Vì 2 bài đọc này chưa đủ sức thách thức với những em học sinh giỏi tiếng Anh.
Trong phần thi viết, người ra đề đưa vào 5 câu hỏi viết lại câu cũng là một điểm thú vị. Thay vì chỉ cho viết tự luận, điều mà chỉ học sinh khá tiếng Anh mới dễ dàng thực hiện, thì các câu hỏi viết lại câu sẽ là cơ hội cho học sinh trung bình lấy điểm, vì đơn giản là các em chỉ cần biết cấu trúc ngữ pháp tương ứng để có thể viết lại câu đã có mà giữ nguyên ý. Chỉ có điều đề thi này hơi gây chút lúng túng cho người xem vì sự thay đổi liên tục giọng Mỹ và giọng Anh trong cùng bài thi.
Các câu hỏi ngữ pháp thì sử dụng tiếng Anh giọng Anh nhiều, và câu hỏi trong bài viết cũng sử dụng giọng Anh, nhưng bài đọc thì lấy hoàn toàn tiếng Anh giọng Mỹ. Nếu mục tiêu của người ra đề là cho học sinh đối diện với một thứ tiếng Anh quốc tế giống như thực tế sau này các em phải đối mặt, thì tôi cho là một điều hợp lý. Nhưng có lẽ các thầy cô phải nhắc nhở học sinh nhiều về mục tiêu học tiếng Anh quốc tế chứ không phải chỉ chú trọng vào một loại giọng duy nhất.
Đề thi này cũng mang hơi thở thời sự khi có đề cập tới chuyến thăm của tổng thống Obama gần đây, và bài thi viết tập trung hỏi vào lợi ích của việc học bơi, một vấn đề khá bức xúc gần đây khi nhiều học sinh bị đuối nước mỗi khi hè đến.
Qua đề thi này, tôi có lời nhắn tới thí sinh thi năm sau là các em nên chịu khó học từ vựng và đặc biệt là học các cụm từ dựa theo các bài đọc tiếng Anh có tính thời sự cao, sau đó tích cực viết lại bài tóm tắt cho những gì mình đã đọc, và chú ý đưa vào bài tóm tắt những cụm từ mà các em vừa tra cứu được từ bài đọc. Theo như bài thi năm nay thì các yếu tố mang tính ngữ pháp thuần túy đã bị bỏ dần, và nếu còn thì chúng cũng rất dễ, không thể làm các em mất điểm. Không đánh đố về ngữ pháp, nhưng đòi hỏi sự am hiểu rộng rãi về từ vựng và tốc độ xử lý ngôn ngữ nhanh là một cách kiểm tra rất khoa học.
Từ vựng ở đề thi này, và đặc biệt là các cụm từ ở dạng thành ngữ, cụm từ kết hợp tự nhiên lại được ưu tiên kiểm tra, cho thấy xu thế ra đề tiếng Anh ở kỳ thi này đã gần với các bài thi quốc tế. Có thể kỹ năng đánh giá nhìn bề ngoài thì khác nhau, nhưng điểm cốt lõi hướng đến của đề thi vẫn là nhằm đánh giá sự thành thạo về khả năng tiếng Anh thực thụ.
Âm /h/ được coi là âm nửa nguyên âm, nửa phụ âm, nên chữ H dù bắt đầu của một từ vựng nhưng rất nhiều khi không được phát âm.
Tuy không có nguyên tắc cụ thể cho chữ H khi nào thì câm và khi nào thì được phát âm rõ ràng, nhưng số lượng từ vựng bắt đầu bằng chữ H mà phát âm với chữ H câm không nhiều, nên căn bản là người học tiếng Anh có thể lưu tâm và học thuộc được chúng. Còn phần lớn các từ vựng có chữ H, thì chữ H được phát âm là /h/, và ngay cả cặp phụ âm WH thì khi gặp nguyên âm O theo sau nó, tức là WH + O, chữ WH cũng được phát âm là /h/.
Chữ H được phát âm là /h/
1. hammer /ˈhæmər/ (adj) cái búa
2. hazard /ˈhæzərd/ (n) mối nguy hiểm
3. hazy /ˈheɪzi/ (adj) mù mịt
4. heap /hiːp/ (n) đống
5. heat /hiːt/ (n) sức nóng
6. heel /hiːl/ (n) gót chân
7. hike /haɪk/ (v) đi bộ đường dài
8. hill /hɪl/ (n) đồi
9. holiday /ˈhɑːlɪdeɪ/ (n) ngày nghỉ
10. hook /hʊk/ (n) lưỡi câu
Chữ WH được phát âm là /w/, nhưng phần lớn chữ WH + O sẽ được phát âm là /h/
1. who /huː/ (pron)
2. whole /həʊl/ (n) toàn bộ
3. wholefood /ˈhəʊlfuːd/ (n) thức ăn nguyên chất
4. wholehearted /ˌhəʊlˈhɑːrtɪd/ (adj) toàn tâm toàn ý
5. wholenumber /həʊlˈnʌmbər/ (n) số nguyên
6. wholesale /ˈhəʊlseɪl/ (n) sự bán buôn
7. wholesome /ˈhəʊlsəm/ (adj) lành mạnh
8. whom /huːm/ (pron)
9. whose /huːz/ (pron) của ai
Chữ H cũng có thể không được phát âm, nó gọi là “ phụ âm câm”
1. honest /ˈɑːnɪst/ (adj) trung thực
2. honor /ˈɑːnər/ (n) danh dự
3. honorable /ˈɑːnərəbl/ (adj) danh giá
4. honorary /ˈɑːnəreri/ (adj) được trao như một danh dự
5. honorific /ˌɑːnəˈrɪfk/ (adj) kính cẩn
6. hourglass /ˈaʊrglæs/ (n) đồng hồ cát
Chú ý: Những nguyên tắc trên chỉ đúng với phần lớn các trường hợp chứ không thể áp dụng với 100% các từ vựng tiếng Anh có chứa chữ H.
Chữ L tưởng như chỉ có một cách phát âm duy nhất là /l/, nhưng sự thực là có 2 cách phát âm.
Đó là ngoài cách phát âm phổ biến là /l/, chữ L còn bị câm (không được phát âm) trong một số từ cá biệt.
Khi phát âm những từ có chữ L đứng cuối cùng, bạn cần lưu ý phát âm rõ chữ L bằng cách chạm đầu lưỡi vào mặt sau của răng trên. Đây là điều khá khó với người Việt học tiếng Anh vì chúng ta không bao giờ gặp chữ L đứng cuối cùng của một từ vựng trong tiếng Việt, mà chỉ gặp chữ N đứng cuối.
Chính vì vậy khi phát âm chúng ta thường bỏ qua âm L ở cuối từ trong tiếng Anh. Và đây là lỗi đáng tiếc, đặc biệt là trong giọng Mỹ, phát âm rõ chữ L sẽ tạo ra sự ảnh hưởng tới các âm gần nó, giúp cho việc phát âm tiếng Anh trở nên gần với giọng bản ngữ hơn, xóa đi nhược điểm phát âm tiếng Anh theo kiểu “tiếng Việt” mà nhiều người thường mắc phải.
Chữ L không khó để phân biệt cách phát âm, nhưng âm /l/ rất đáng đầu tư công sức để luyện tập, đặc biệt là với những từ có L là âm cuối.
Chữ L được phát âm là /l/
1. fallacy /ˈfæləsi/ (n) ý kiến sai lầm
2. lack /læk/ (n) sự thiếu
3. learn /lɜːrn/ (v) học, nghiên cứu
4. library /ˈlaɪbreri/ (n) thư viện
5. listen /ˈlɪsən/ (v) nghe
6. look /lʊk/ (v) nhìn
7. school /skuːl/ (n) trường học
8. shallow /ˈʃæləʊ/ (adj) nông, không sâu
9. simple /ˈsɪmpl/ (adj) đơn giản
10. yellow /ˈjeləʊ/ (n) màu vàng
Đôi khi, chữ L không được phát âm, gọi là “phụ âm câm”
1. calm /kɑːm/ (a) bình tĩnh
2. half /hæf/ (n) một nửa
3. palm /pɑːm/ (n) lòng bàn tay
4. stalk /stɔːk/ (v) lén theo
5. talk /tɔːk/ (v) nói chuyện
6. walk /wɔːk/ (v) đi bộ
Cùng tìm hiểu những từ vựng tiếng Anh về giải thưởng điện ảnh danh giá đang được cả thế giới hướng đến này.
Oscar được tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 1929 tại Hollywood để tôn
vinh những cống hiến điện ảnh xuất sắc trong năm. Lễ trao giải năm nay
được tổ chức vào sáng 29/2 (giờ Việt Nam) tại nhà hát Dolby ở Los Angeles, Mỹ.
Ảnh: The English Student.
|
Dưới đây là 11 danh từ liên quan đến Oscar bạn có thể bổ sung vào vốn từ vựng của mình.
Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa |
winner | /ˈwɪn.ər/ | người chiến thắng |
ballot | /ˈbæl.ət/ | lá phiếu (để bầu cử kín) |
red carpet | /red/ /ˈkɑːr.pət/ | thảm đỏ |
prediction | /prɪˈdɪk.ʃən/ | lời dự đoán |
nominee | /ˌnɑː.məˈniː/ | ứng viên, người được đề cử |
presenter | /prɪˈzen.tər/ | người dẫn chương trình |
performance | /pɚˈfɔːr.məns/ | màn trình diễn |
gift bag | /ɡɪft/ /bæɡ | túi quà tặng |
backstage | /bækˈsteɪdʒ/ | khu vực hậu trường, đằng sau cánh gà |
actress | /ˈæk.trəs/ | nữ diễn viên |
actor | /ˈæk.tɚ/ | nam diễn viên |
"Pea" có cách viết ban đầu là "pease" -
trông giống một danh từ số nhiều nên được nói tắt thành "pea", giúp
người nghe hiểu đúng nghĩa của từ - "một hạt đậu".
Mỗi ngôn ngữ luôn được thay đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu diễn đạt
của con người, chẳng hạn như thêm mới, xóa bỏ hay mượn từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, bản thân mỗi từ cũng có thể được điều chỉnh cách đọc, viết
để việc giao tiếp thuận lợi hơn. Dưới đây là 5 ví dụ minh họa thú vị
giúp bạn củng cố, bổ sung từ vựng tiếng Anh của mình.
Pea /piː/ - pease
Ban đầu, "pea" có cách viết là "pease" và là danh từ số ít. Những vì
cách viết và phát âm của âm tiết "se" có hình thức như một danh từ số
nhiều, từ này được mọi người nói chệch thành "pea" để chỉ "một hạt đậu" -
danh từ số ít, tránh nhầm lẫn trong giao tiếp
Cherry /ˈtʃer.i/ - cherise/ cheris
Trường hợp của "cherry" cũng tương tự "pea" khi cách viết ban đầu là
"cherise" hoặc "cheris". Cả hai từ gốc này khiến người nghe dễ nhầm lẫn
chúng là danh từ số nhiều. Vì vậy, nhiều người đã bỏ âm /s/ của từ gốc, khiến "cherry"ra đời và được công nhận là một danh từ trong tiếng Anh.
Apron /ˈeɪ.prən/ - napron
Lý do ra đời của từ "apron" (khăn ăn, loại khăn được phủ lên áo khi ăn
tránh bị bẩn) lại bắt nguồn từ hiện tượng nối âm. "A napron" khi được
nói to tạo ra âm thanh tương tự như "An apron" - /n/ đóng vai trò là âm
nối (linking vowel). Về sau, chữ cái "n" bị bỏ hẳn ra khỏi từ, tạo thành
từ "apron" chúng ta thường dùng.
Newt /njuːt/ - ewt
"Newt" là danh từ, có nghĩa "con sa giông". Sự ra đời của từ này có
cùng nguyên nhân với từ "apron" nhưng có kết thúc khác nhau. Khi nói "an
ewt", mọi người cũng thường nối âm "n" ở từ "an" và thói quen này khiến
họ cắt chữ "n" cho sang từ "ewt", tạo thành "newt" bây giờ.
Nickname /ˈnɪk.neɪm/- ekename
"Nickname" có nghĩa "biệt danh, tên thân mật". Ban đầu, từ được viết là
"ekename". Cách gọi "an ekename" nối âm /n/ khiến nhiều người có thói
quen lấy chữ "n" ở từ "an" chuyển sang "ekename", từ từ biến đổi thành
cách viết "nickname" như hiện tại.