Tại kỳ thi chuẩn khảo thí quốc tế Olympic tiếng Anh, thí sinh bộc lộ điểm yếu do học tiếng Anh thiên lệch. Đây cũng là tình trạng chung của phần lớn người học ngoại ngữ ở nước ta.
Ngày 14/4, cuộc thi Olympic tiếng Anh tiểu học (EO1) nhằm kiểm tra toàn diện các kỹ năng tiếng Anh chính thức khép lại.
Sau vòng chung khảo, việc học lệch và thiếu kỹ năng thi cử khiến không ít thí sinh cảm thấy tiếc nuối.
Lam the nao de phat trien toan dien kha nang hoc ngoai ngu cua tre? hinh anh 1
Cuộc thi Olympic tiếng Anh tiểu học đánh giá toàn diện kỹ năng tiếng Anh của thí sinh theo chuẩn khảo thí quốc tế. Ảnh: BTC.
Phan Ngọc Trâm (học sinh trường Tiểu học Brendon) chia sẻ phần thi khó nhất đối với em là phần Nghe. Đây là kỹ năng em yếu nhất, thường bỏ lỡ các từ khóa quan trọng do tốc độ băng nói khá nhanh. Em cũng phân vân giữa các đáp án và không chắc mình lựa chọn đúng hay không.

Đây cũng là cảm nhận của Nguyễn Trần Gia Bảo (trường Tiểu học Cát Linh). Dù được nghe hai lần, em vẫn phải đoán đáp án.
Trong khi đó, Bùi Vi Anh (trường Tiểu học Lê Quý Đôn) lại cho rằng phần Đọc hiểu khó nhất. Nó đòi hỏi thí sinh phải nắm nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp. Ở một số câu, em phân vân giữa hai đáp án nên cơ hội ghi điểm không cao.
Trên thực tế, tình trạng học lệch vẫn diễn ra khá phổ biến. Người học thường khó cân bằng giữa tiếng Anh giao tiếp và thi cử hay giữa 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết.
Với kinh nghiệm nhiều năm chấm thi Olympic tiếng Anh, cô Phạm Hoài Anh -phụ trách học phần giáo viên Việt Nam tại Language Link Academic - nhận thấy phần thi trắc nghiệm là thế mạnh của rất nhiều thí sinh dự thi.
Về tiếng Anh thực hành, một số bạn nghe, nói tốt nhưng còn yếu phần đọc, viết. Điểm yếu của các em dễ dàng bộc lộ và thể hiện rõ tại các cuộc thi được thiết kế theo chuẩn khảo thí quốc tế như EO1.
Lam the nao de phat trien toan dien kha nang hoc ngoai ngu cua tre? hinh anh 2
Tình trạng học lệch diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Ảnh: BTC.
Theo cô Hoài Anh, tình trạng này xuất phát từ phương pháp học không đều của học sinh. Phần lớn đều chỉ tập trung luyện đề mà quên rằng mục đích học tiếng Anh là để có thể sử dụng thành thạo trong môi trường học tập và làm việc quốc tế.
Hơn nữa, các kỹ năng bổ trợ cho nhau nên việc học hiệu quả là phải có đầy đủ khả năng Nghe-Nói-Đọc-Viết. Đó chính là lý do học sinh cần ôn luyện tiếng Anh một cách toàn diện.
Cùng quan điểm, cô Tô Ngân Hà - giảng viên chính cho Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của Bộ GD&ĐT - cho rằng để đạt kết quả cao tại các cuộc thi chuẩn khảo thí quốc tế như EO1, thí sinh cần bổ sung liên tục 4 kỹ năng.
Cô khuyên người học không nên chỉ tập trung vào tiếng Anh giao tiếp mà bỏ qua việc học cách sử dụng ngôn ngữ trong môi trường học tập như sử dụng từ vựng, cấu trúc chính xác, ngữ pháp tiếng Anh chuyên sâu.
Để hỗ trợ con trong quá trình học, phụ huynh nên cân nhắc và lựa chọn các khóa học giúp học sinh phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện, hay còn gọi là chương trình Tiếng Anh Chuyên tích hợp.
Với chương trình này, trẻ được thực hành tiếng Anh giao tiếp chuẩn quốc tế, tích lũy vốn kiến thức ngữ pháp, từ vựng phong phú, kết hợp rèn luyện kỹ năng tự học, phân tích và làm đề thi hiệu quả.
Chương trình Tiếng Anh Chuyên Tiểu học tại tại Language Link Academic giúp học sinh xây dựng lộ trình học tập từ cơ bản tới nâng cao nhằm hình thành và phát triển vốn tiếng Anh toàn diện. Nội dung học tập được thể hiện dưới nhiều hình thức và hoạt động phong phú, hứng khởi, phù hợp với sự phát triển nhận thức, tư duy của trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp tự tin, yêu thích tiếng Anh.
Các kiến thức mang tính học thuật như ngữ pháp, từ vựng học thuật giúp trẻ hoàn thiện 4 kỹ năng ngôn ngữ, đạt kết quả học tập cao ở trường.
Việc giới thiệu và cho trẻ làm quen với hệ thống các bài thi trong nước và mang tính khảo thí tạo điều kiện để trẻ chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Anh ngữ như Olympic tiếng Anh, TOEFL Primary, TOEFL Junior…
Theo News Zing

These icons link to social bookmarking sites where readers can share and discover new web pages.
  • Digg
  • Sphinn
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Mixx
  • Google
  • Furl
  • Reddit
  • Spurl
  • StumbleUpon
  • Technorati